Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2015

Cách hạch toán thanh lý nhượng bán tài sản cố định

Hướng dẫn cách hạch toán định khoản khi thanh lý nhượng bán tài sản cố định 1.1. Phản ánh các khoản thu nhập về thanh lý, nhượng bán TSCĐ: + Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán) Có TK 711 - Thu nhập khác (Số thu nhập chưa Có thuế GTGT) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311). + Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán) Có TK 711 - Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán). 1.2. Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có) Có các TK 111, 112, 141, 331,. . . (Tổng giá thanh toán). 1.3. Đồng thời ghi giảm nguyên giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán, ghi: Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn) Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại) Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá) Chú ý: Hồ sơ thanh lý, nhượng bán TSCĐ gồm có : -   Biên bản họp

Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái TK 413

Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái – Tài khoản 413 Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái – Tài khoản 413 Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh  trong  hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động); chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính và tình hình xử lý số chênh lệch tỷ giá hối đoái đó. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau Kết cấu tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái Bên Nợ:   Bên Có:   - Chênh lệch tỷ giá hối đoái do danh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB (Doanh nghiệp SXKD có cả hoạt động đầu tư XDCB); - Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XD

Cách hạch toán hóa đơn điều chỉnh tăng giảm

Hướng dẫn cách hạch toán hóa đơn điều chỉnh tăng giảm Khi phát hiện hóa đơn có sai sót đơn giá,  số lượng,  thành tiền...làm tăng giảm doanh thu và thuế GTGT (đối với doanh nghiệp kê khai tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) , thì người bán và người mua tiến hành ghi nhận sai sót và lập hóa đơn điều chỉnh tăng - giảm, trong trường hợp này kế toán sẽ tiến hành hạch toán các bút toán về hoá đơn điều chỉnh này như sau: Các trường hợp Người bán Người mua Lập hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu/thuế GTGT Nợ TK  5111 Nợ TK 33311 Có TK 1111/1121/131(chi tiết theo từng KH) Nợ TK 331 (chi tiết từng NCC) Có TK 156 Có TK 1331 Lập hóa đơn điều chỉnh tăng  doanh thu/thuế GTGT Nợ TK 1111/1121/131 (chi tiết theo từng KH) Có TK 5111 Có TK 33311 Nợ TK 156 Nợ TK 1331 Có TK 331  (chi tiết từng NCC)

Cách hạch toán Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 154

Cách hạch toán tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang HƯỚNG DẪN CÁCH HẠCH TOÁN     TÀI KHOẢN 154 - CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH DỞ DANG - Tài khoản 154 dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm ở các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệ…) hoặc ở các  đơn vị kinh doanh dịch vụ (vận tải,bưu điện ,du lịch,khách sạn...) , gia công chế biến ,hoặc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại, nếu có tổ chức các loại hình hoạt động này . - Chi phí sản xuất kinh doanh, hạch toán trên tài khoản 154 phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí ( phân xưởng bộ phận sản xuất ,đội sản xuất ,công trường,….); theo loại, nhóm sản phẩm, hoặc chi tiết bộ phận sản phẩm: theo từng loại dịch vụ, theo từng công đoạn dịch vụ - Chi phí sản xuất ,kinh doanh phản ánh trên Tài khoản 154 gồm những chi phí sau    - Chi phí nguyên vật liệu ,vật liêu trực tiếp.    - Chi phí nhân công trực tiế

Hướng dẫn cách hạch toán thuế môn bài

Hướng dẫn cách hạch toán thuế môn bài  Thuế môn bài là loại thuế nộp theo năm. Đối với những doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh đã khai, nộp thuế môn bài thì không phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho các năm tiếp theo nếu không thay đổi các yếu tố làm thay đổi về mức thuế môn bài phải nộp. (Theo điều 17 của TT 156/2013/TT-BTC). Vậy là nếu doanh nghiệp bạn không thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh, thay đổi vốn điều lệ làm ảnh hưởng đến bậc thuế số thuế Môn bài phải nộp thì chúng ta chỉ phải nộp tiền thuế thôi và  hạn nộp tiền là ngày 30/1. Thuế môn bài là một khoản chi phí quản lý doanh nghiệp và được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Bút toán hạch toán chi phí thuế Môn bài thường được hạch toán vào đầu năm tài chính như sau: Nợ 642: số thuế Môn bài phải nộp. Có 3338: Các loại thuế khác Chú ý:  để tính ra được số thuế môn bài phải nộp các bạn phải dựa vào số Vốn điều lệ được ghi trên giấy phép đăng ký kinh  doanh  rồi và bảng bậc thuế Mô

Cách hạch toán kết chuyển lãi lỗ đầu năm

Hướng dẫn cách hạch toán kết chuyển lãi lỗ đầu năm Khi làm sổ sách kế toán, đầu năm kế toán phải thực hiện bút toán đầu kỳ đó là kết chuyển lãi - lỗ: - Căn cứ để kết chuyển lãi lỗ từ năm trước sang năm đó chính là số dư của tài khoản 421: Lợi nhuận chưa phân phối: - Tài khoản 421 có 2 tài khoản cấp 2: +  TK 4211 : Lợi nhuận chưa phân phối năm trước. +  TK 4212 : Lợi nhuận chưa phân phối năm nay. - Để xác định được kết quả hoạt động doanh của năm trước thì chúng ta phải dựa vào số dư của TK 4212 Trên bảng cân đối phát sinh tài khoản của năm trước. +  Nếu TK 4212 có số dư bên Nợ  => Năm trước Doanh nghiệp LỖ => Kết chuyển lỗ, kế toán hạch toán: Nợ TK 4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm trước Có TK 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay +  Nếu TK 4212 có số dư bên Có  => Năm trước Doanh nghiệp LÃI => Kết chuyển lãi, kế toán hạch toán: Nợ TK 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm nay Có TK 4211 - Lợi nhuận sau th